Các câu chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Pháp
Mục lục bài viết
Trong quá trình học tiếng Pháp với trẻ em, việc học cách chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Pháp rất quan trọng để giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Pháp. Và đây cũng là một phần quan trọng trong bài thi nói DELF A1 và A2 của trẻ. Chính vì vậy trong bài viết này, hãy cùng Phuong Nam Education tìm hiểu cách chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Pháp nhé!
Lời chào trong tiếng Pháp
Chào hỏi là một trong những thứ đầu tiên chúng ta học khi học tiếng Pháp. Đó là điều đầu tiên chúng ta phải nói với ai đó khi mới gặp họ và mở đầu một cuộc nói chuyện.
Lời chào chúng ta thường nghe là bonjour. Câu này có thể được sử dụng vào hầu hết các thời điểm trong ngày, chủ yếu vào buổi chiều và nó gần như phổ biến như từ “hello” trong tiếng Anh.
Tuy nhiên, hãy nhớ rằng lời chào này có thể thay đổi tùy thuộc vào thời gian trong ngày: bon matin (chào buổi sáng) cho buổi sáng và bonsoir (chào buổi tối) cho buổi tối. Cũng có thể nói bonne nuit (chúc ngủ ngon), nhưng thường được sử dụng để chào tạm biệt khi trời đã khuya hoặc khi chuẩn bị đi ngủ.
Salut (xin chào) là một cách tuyệt vời để chào ai đó mà không bị ràng buộc về thời gian trong ngày.
Học lời chào hỏi là bước cơ bản đầu tiên khi trẻ bắt đầu học tiếng Pháp
Giới thiệu tên bằng tiếng Pháp
Khi ai đó muốn biết tên của trẻ, họ sẽ hỏi comment t’appelles-tu?. Đây được coi là cách nói thân mật và nó được dịch theo nghĩa đen là "bạn tự gọi mình như thế nào?"
Cách nói trang trọng của câu hỏi này là comment vous appelez-vous? (Tên bạn là gì?). Trẻ nên sử dụng cách nói trang trọng với những người mà trẻ không biết hoặc những người lớn tuổi hơn. Có thể sử dụng cách nói thân mật với những người nhỏ hơn hoặc nếu thấy rằng người đang trò chuyện với mình gọi mình là tu (bạn - thân mật) thay vì là vous (bạn - trang trọng).
Cách hỏi tên và trả lời trong tiếng Pháp
Để trả lời câu hỏi này, hãy bắt đầu câu của mình bằng je m’appelle… (Tôi tên là…) và sau đó nói tên của mình. Trẻ cũng có thể nói je suis… (Tôi là…) và sau đó nói tên của mình.
Ngược lại, trẻ có thể lặp lại câu hỏi hoặc chỉ cần hỏi et tu? (còn bạn?) cho những tình huống không suồng sã hay et vous? (và bạn?) cho các tình huống trang trọng.
Thông tin cơ bản về bản thân bằng tiếng Pháp
Bây giờ người trò chuyện cùng trẻ đã biết tên của trẻ, họ có thể muốn biết thêm một số thông tin nữa. Chia sẻ thông tin cơ bản là bước đầu tiên để kết bạn và làm quen với người Pháp.
Địa điểm
Trẻ có thể được hỏi d’où venez-vous? (bạn đến từ đâu?) hay cách nói thân mật d’où viens-tu? (bạn đến từ đâu?) Câu hỏi này thường hỏi đất nước hay quê quán. Trẻ có thể trả lời câu hỏi này bằng cách nói je viens de… (Tôi đến từ…) và tên của địa điểm.
Trẻ cũng có thể được hỏi où habitez-vous? (bạn sống ở đâu?) hoặc cách nói thân mật là où habites-tu?. Và có thể trả lời câu hỏi này là J’habite à… (Tôi sống ở…) và tên thành phố, tỉnh nơi trẻ sống.
Đừng quên hỏi ngược lại những câu hỏi tương tự hoặc chỉ đơn giản là hỏi et vous? hay et tu? (và bạn?) để cuộc trò chuyện tiếp tục.
Tuổi tác
Khi hỏi về tuổi thì có có thể hỏi quel âge as-tu? (bạn bao nhiêu tuổi?) hay cách hỏi trang trọng hơn là quel âge avez-vous?.
Để trả lời, các bé sẽ nói j’ai… ans (tôi… tuổi). Nhớ điền số tuổi của mình vào ô trống nhé!
Cũng như ở nhiều nơi trên thế giới, việc hỏi tuổi ở Pháp đôi khi bị cho là bất lịch sự, đặc biệt nếu một người đàn ông hỏi một phụ nữ về tuổi của cô ấy. Vì vậy khi hỏi tuổi người khác các bé cũng cần chú ý.
Cách hỏi tuổi trong tiếng Pháp
Nghề nghiệp
Một câu hỏi phổ biến khác mà mọi người sẽ hỏi trong các cuộc trò chuyện giới thiệu về bản thân chính là “bạn làm nghề gì?”. Trong tiếng Pháp, để hỏi về nghề nghiệp của đối phương, các bé có thể hỏi quel est ton travail? (công việc của bạn là gì?) hoặc trang trọng hơn là quel est votre travail? (bạn làm nghề gì?).
Để trả lời, chỉ cần nói je suis… (Tôi là…) và nêu công việc hoặc nghề nghiệp ở phía sau.
Hãy nhớ rằng không thêm từ un hoặc une vào trước công việc bằng tiếng Pháp trong ngữ cảnh này. Ví dụ: khi nói “Tôi là một giáo viên” thì chỉ cần nói je suis professeur.
Sở thích
Khi hỏi về sở thích của người khác, trẻ có thể hỏi qu’est-ce que tu aimes faire? (bạn thích làm gì?) hay qu’est-ce que vous aimez faire?.
Để trả lời, các bé có thể nói j’aime… (Tôi thích…) và sau đó liệt kê một danh từ hoặc một động từ nói về sở thích của bản thân. Ví dụ: j'aime voyager, lire et étudier les langues étrangères (Tôi thích đi du lịch, đọc và học ngoại ngữ).
Hoặc trẻ cũng có thể nói je m’intéresse à… (Tôi quan tâm đến…) và sau đó liệt kê một hoặc hai danh từ. Ví dụ: je m’intéresse à la culture française (Tôi quan tâm đến văn hóa Pháp).
Các bé nên tra cứu sở thích và mối quan tâm của mình bằng tiếng Pháp để có thể chuẩn bị sẵn sàng cho phần này trong bài thi nói DELF của mình nhé!
Lời chào tạm biệt trong tiếng Pháp
Khi cuộc trò chuyện kết thúc, chỉ cần nói enchanté để biểu thị rằng mình rất vui khi được gặp ai đó.
Hãy hướng dẫn trẻ sử dụng những mẫu câu chào tạm biệt trong từng tình huống cụ thể
Trong ngữ cảnh trang trọng, trẻ có thể nói c’est un plaisir de faire votre connaissance (rất vui được làm quen với bạn) hoặc c’est un plaisir de vous rencontrer (rất vui được gặp bạn).
Lưu ý sự khác biệt trong việc sử dụng đại từ ở đây. Trong câu đầu tiên, chúng ta đang sử dụng đại từ sở hữu votre (của bạn), trong khi ở câu thứ hai, phải sử dụng đại từ tân ngữ vous (bạn).
Để chào tạm biệt, hãy nói au revoir (tạm biệt) hoặc à bientôt (hẹn gặp lại). Và à bientôt sẽ ít trang trọng hơn au revoir.
Trên đây là những câu chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Pháp mà các bé có thể học để chuẩn bị tốt cho bài thi nói tiếng Pháp DELF của mình và hơn thế nữa là nền tảng cơ bản giúp các bé tự tin hơn khi giao tiếp bằng tiếng Pháp. Hy vọng bài viết này sẽ giúp các bé ôn thi hiệu quả.
Tags: chào hỏi và giới thiệu bản thân bằng tiếng Pháp, lời chào trong tiếng Pháp, giới thiệu tên bằng tiếng Pháp, giới thiệu tên bằng tiếng Pháp, lời chào tạm biệt trong tiếng Pháp, bài thi nói DELF, làm quen với tiếng Pháp, tiếng Pháp cho trẻ em.